Ngàn năm bia miệng…

Sứ mệnh giữ nước được đặt lên vai của mỗi công dân. Không làm tròn phận sự đó, một mai qua cơn mê lú nhất thời của thế cuộc, những trang sử sẽ sòng phẳng với tên tuổi của mỗi chúng ta, thậm chí dấu ấn còn hằn sâu vào cả trong ngôn ngữ.

Read Article →

Cứ kiên trì rồi cơ hội sẽ tới

Cái tên Huỳnh Kim Tước không còn xa lạ với giới công nghệ, khi mà cái tên ấy đã gắn liền với Google rồi Facebook tại Việt Nam. Nhưng không phải cư dân mạng nào cũng biết “ông cố vấn” chưa bao giờ tự xem mình là người chinh phục, mà chỉ là kẻ luôn nỗ lực theo đuổi đến cùng niềm đam mê của mình.

Read Article →

CỨ KIÊN TRÌ, RỒI MÙA HOA TRÁI SẼ TỚI

Sau khi kinh tế xã hội rơi vào vòng khó khăn, chúng ta cần nhìn lại để biết đâu là “gót chân Achilles” của chính mình. Sự phát triển và trưởng thành của một dân tộc luôn từ những cuộc tự vấn. Qua câu chuyện với nhà báo Lê Ngọc Sơn, nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn có những tâm sự đầu năm với các bạn sinh viên, theo ông, có nhìn lại bản thân mình thì mới sinh tồn được qua những khó khăn phía trước.

Read Article →

“ĐÓNG KHUNG” NỀN GIÁO DỤC LÀ “ĐÓNG KHUNG” TƯƠNG LAI

Ở các xã hội phương Tây, có thể có người ngạc nhiên là tại sao một xã hội sung túc và giàu có mà báo chí lại rất ít có những “tin lành”; ngược lại họ toàn đăng đầy rẫy những tin “tiêu cực”, những phê phán chính khách, và đặt hết vấn đề này đến vấn đề khác. Phải sống trong xã hội phương Tây một thời gian dài mới nhận ra rằng thái độ phê phán đó chính là cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Thái độ đó rất khác với xã hội Việt Nam nơi mà người ta thích những gì truyền thống, thích nghe tin lành hơn là đặt vấn đề. Theo tôi thấy sở dĩ người phương Tây có khả năng sáng tạo tốt hơn người châu Á là do môi trường xã hội của họ lúc nào cũng ở trạng thái động (còn châu Á thì ở trạng thái tĩnh) và lúc nào cũng nghĩ đến chinh phục thiên nhiên (còn châu Á thì tìm cách sống hài hoà với thiên nhiên).

Read Article →

TRÍ TƯỞNG TƯỢNG QUAN TRỌNG HƠN KIẾN THỨC

Sinh viên phải là thùng thuốc súng của Tiến bộ. Do vậy, khi học, đừng học theo lối đối phó, mà phải học để giải quyết vấn đề của cuộc đời; phải nghĩ và làm. Không phải nghĩ lông bông mà phải giải quyết việc theo nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, cụ thể: sinh viên ngành tài chính ngân hàng thử hỏi xem có bao nhiêu người hiểu được vấn đề thị trường vàng hiện nay? Có bạn nào tự làm các tư liệu xem ai lãi, ai lỗ, đất nước được cái gì, nhân dân được cái gì, người có tiền được cái gì, người không có tiền được cái gì? Phải tự mình giải quyết và sẽ tìm ra ngay đáp số. Dùng tư duy của mình sẽ tìm ra được kẻ thù của sự phát triển của dân tộc.

Read Article →

TỪ QUẢ TÁO NEWTON ĐẾN QUẢ TÁO STEVE JOBS

Thời “quả táo Newton” đã mở màn và đặt nền móng cho một thời kỳ khoa học phát triển, và đến thời “quả táo Steve Jobs” đã có những bước đột phát về khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, để có sự chuyển biến đó, loài người đã thực sự oằn mình tư duy và sáng tạo… TS vật lý học Chu Hảo, có cuộc trò chuyện cùng SVVN về chủ đề này…

Read Article →

VIẾT CHO THÁNG NĂM

Những đêm tháng Năm, cá quẫy rất mạnh dưới đồng, có những con cá trê, cá tràu to bằng bắp chân búng mạnh phá đi cả sự tĩnh mịch của thôn xóm. Những đàn anh lớn tuổi hơn luôn tiên phong ke bờ, đắp đập nhỏ ở giữa ruộng thành một vòng tròn hoặc hình chữ nhật, rồi rút hết nước ra. Về đêm, cá nhảy vào ô thửa của mình, sáng dậy cứ thế ra mà nhặt.

Read Article →

BÊN KIA NHỮNG “TRIỀN RANH GIỚI MÀU XANH”

Trong ký ức tuổi thơ của mình, tôi nhớ như in cái hình ảnh trên những cánh đồng bao la, phía xa xa là chiếc cầu vồng sau mỗi cơn mưa, và tôi cứ nằng nặc đòi nội bế đến chỗ có cây cầu 7 sắc. Rồi vào những đêm đầy sao, đòi nội nối những cây tre để bắc tới dải thiên hà. Hoặc ngộ hơn, là đòi đi hết cái triền màu xanh phía xa xa chia cách cánh đồng lúa và bầu trời ráng hồng mùa gặt… Lớn hơn một tý, tôi biết rõ bản chất của cầu vồng, của dải thiên hà, và cả cái triền ranh giới màu xanh kia. Nhưng, càng lớn càng thấy được chân lý: Cuộc đời còn nhiều những “triền ranh giới màu xanh” như thế…

Read Article →

Dạy lịch sử Hoàng Sa để tự hào dân tộc

Con gà sinh ra đã biết nghe tiếng diều hâu phải cảnh giác, con thỏ sinh ra đã biết tự vệ với cáo chồn. Bản năng tự vệ luôn giúp ta ý thức và bảo vệ mình trước những nguy cơ rình rập. Nhưng nếu chỉ để bản năng thức tỉnh thì hẳn chưa đủ, mà đó còn là nhờ sự dạy dỗ, nhắc nhở tiếp nối từ thế hệ này với thế hệ khác. Môn lịch sử sinh ra để làm sứ mệnh đó.

Read Article →

LÀM BẠN VỚI “SỰ MỘT MÌNH”

Tạm dừng công việc ổn định để lên đường du học sau tuổi 25, không lâu sau đó Lê Ngọc Sơn trở thành nhà nghiên cứu trẻ người Việt đầu tiên được mời là thành viên Nhóm Nghiên cứu Quốc tế về Truyền thông Khủng hoảng (Crisis Communication) của Đại học Công nghệ Ilmenau – một trong những đại học hàng đầu của CHLB Đức.

Read Article →

NGƯỜI TRẺ VÀ NHỮNG “GIẤC MƠ GÁNH GIÙM”

Câu chuyện những người trẻ đứng trên phố hét to: “Tôi sẽ trở thành triệu phú trong năm 2016, vì tôi sẽ bất chấp tất cả..” có lẽ là một hậu quả của các đứt gãy giá trị sống ở thời mà các giá trị kim tiền đang ngự trị xã hội. Có lẽ, chưa bao giờ giới trẻ Việt Nam đứng trước nhiều áp lực, ngả rẽ, với đa dạng các hệ giá trị quy chiếu… như hiện nay. Chọn cho mình một lối đi riêng biệt, có bản sắc không phải là câu chuyện dễ dàng với không ít người trẻ.

Read Article →

Lê Ngọc Sơn (Ilmenau, CHLB Đức): VÌ SAO CHÂU ÂU LO NGẠI VỀ SỰ ĐE DOẠ TỪ ISIS?

(NguoiViet.de) LTS: Vụ khủng bố đẫm máu ở Paris một lần nữa khiến châu Âu rúng động vì sự tàn nhẫn có tổ chức của nó. Nhân dịp này, Tổng Biên tập NguoiViet.de có cuộc trò chuyện ngắn với nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn, thành viên Nhóm Nghiên cứu Quốc tế về Truyền thông Khủng hoảng, trường Đại học Công nghệ Ilmenau (CHLB Đức), và là nghiên cứu sinh về quản trị khủng hoảng và quan hệ công chúng tại khoa Khoa học Kinh tế và Truyền thông của đại học top đầu này của CHLB Đức:

Read Article →